30.10.2023

Top các công trình Điện Năng Lượng Mặt Trời nổi tiếng nhất Thế giới

1.Cerro Dominado – Dự án nhiệt điện mặt trời lớn nhất Mỹ Latinh

Cerro Dominador là tên gọi 1 nhà máy điện tập trung có tổng công suất 210 MW, bao gồm nhà máy điện mặt trời (CSP Cerro Dominador) công suất 110 MW kết hợp với nhà máy pin quang điện (PV Cerro Dominador) 100 MW mới được đưa vào vận hành tại María Elena thuộc vùng Antofagasta của Chile.

Nhà máy Cerro Dominado bao gồm 10.600 tấm kính heliostat nằm trong một vòng tròn khổng lồ với nhiệm vụ phản chiếu ánh sáng mặt trời tới tấm thu được lắp đặt trên đỉnh tháp cao 250 m ở trung tâm.

Muối nóng chảy trong bộ thu nhiệt sẽ hấp thụ nhiệt, sau đó sử dụng nhiệt lượng cô đặc này để làm nóng nước. Hơi nước sinh ra làm quay tuabin để tạo ra điện. Kết hợp với một nhà máy quang điện liền kề, tổ hợp Cerro Dominador có khả năng sản xuất 210 megawatt năng lượng tái tạo, đủ đáp ứng nhu cầu của 250.000 hộ gia đình.

2. Sân vận động World Games (Đài Loan) là niềm tự hào của Đài Loan

Lần đầu tiên trên thế giới, một sân vận động được cung cấp toàn bộ điện năng từ nguồn năng lượng mặt trời. Sân vận động Kaohsiung có kiến trúc hình móng ngựa được xây dựng tại Cao Hùng, Đài Loan (Kaohsiung, Taiwan)

Công trình khổng lồ này có hình mũi giày, rộng 19 hecta với sức chứa 55.000 người, được sử dụng cho các môn như, bóng bầu dục, điền kinh và các hoạt động thể thao lớn tại Đài Loan. Khác với nhiều sân vận động khép kín trên thế giới, công trình có kết cấu mở với kiểu dáng bán xoắn ốc.

3.Thuyền Planet Solar

Thủ đô London của nước Anh là điểm dừng chân của siêu du thuyền năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới MS Turanor Planet Solar. Con tàu thân thiện với môi trường tới Thủ đô London cuối tuần trước sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thám biển Đại Tây Dương.

Với điện tích mặt boong lên tới 500 m2 và được bao phủ hoàn toàn bởi các tấm pin mặt trời, mọi hoạt động của con tàu nặng 60 tấn dựa hoàn toàn vào ánh sáng của vầng thái dương. 800 tấm pin mặt trời sạc đầy điện cho hệ thống ắc quy phía dưới, giúp con tàu hoạt động liên tiếp 72 giờ khi không được chiếu sáng.

4.Công viên năng lượng mặt trời Bhadla

Công viên năng lượng mặt trời Bhadla trải rộng trên diện tích 5.700 ha (bằng một phần ba diện tích của Washington, D.C) ở Bhadla, quận Jodhpur của Rajasthan – một trong những điểm nóng du lịch của Ấn Độ, được biết đến với các pháo đài và đền thờ lịch sử. Khu vực này có nhiệt độ dao động trong khoảng 115 độ F như thiêu đốt mọi vật. Đất bạc màu, nguồn cung cấp nước hạn chế và bão cát và gió nóng xảy ra hàng ngày khiến nơi đây trở thành một nơi khó sống với con người. Thị trấn gần nhất chính là quận lỵ Pahlodi cách đó 50 dặm – gần một tiếng rưỡi đi ô tô – và chỉ có dưới 50.000 cư dân sinh sống.

5.Trụ sở của Apple – Mỹ

Apple Park, trụ sở mới của Apple ở Cupertino, California là dự án năng lượng tái tạo lớn nhất của hãng. Được biết, tòa nhà sử dụng hoàn toàn các tấm pin năng lượng mặt trời trên mái nhà và cung cấp năng lượng sạch cho lưới điện công cộng trong thời gian công ty ít sử dụng.